Báo cáo tài chính cuối năm

  1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính (BCTC) cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, như: tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền…

Báo cáo thường được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và vào cuối năm.


Báo cáo tài chính có mấy loại?

Báo cáo tài chính gồm có 2 loại:

  1. Báo cáo tài chính tổng hợp
  2. Báo cáo tài chính hợp nhất

Bộ Báo Cáo Tài Chính bao gồm những gì?

mới đáp ứng  yêu cầu của chủ doanh nghiệp, sự quản lý của cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích cho những người sử dụng  trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế?

Bộ báo cáo tài chình nộp cơ quan nhà nước bao gồm:

  1. Các tờ khai quyết toán thuế:
  • Tờ khai quyết  toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
  1. Bộ báo cáo tài chính:
  • Bảng cân đối kế toán
  • Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
  • Bảng lưu chuyển tiền tệ

Phụ lục đi kèm :Thuyết minh báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính cuối năm

Nội dung của báo cáo tài chính phải gồm những gì ?

BCTC phải cung cấp được những thông tin cụ thể về:

  • Tài sản
  • Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác
  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
  • Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
  • Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị
  • Các luồng tiền ra, vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp chi tiết các thông tin cần thiết trong bản ‘’Thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp, các chính sách kế toán áp dụng  để ghi nhân các nghiệp vụ kinh thế phát sinh như:

  • Chế độ kế toán áp dụng
  • Hình thức kế toán
  • Nguyên tắc ghi nhận,
  • Phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho
  • Phương pháp trích khấu hao tài sản cố đinh
  • …..

Kỳ lập báo cáo tài chính là khi nào?

  • Kỳ lập BCTC hàng năm

Các doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.

  • Kỳ lập BCTC giữa niên độ

Kỳ lập BCTC giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).

  • Kỳ lập BCTC khác

Các doanh nghiệp có thể lập BCTC theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.

Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

Thời hạn phải nộp báo cáo tài chính là khi nào?

  • Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kế thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Ví dụ: Thời hạn bộ nộp BCTC năm 2019 chậm nhất sẽ là ngày 30/03/2020. Thời hạn nộp báo cáo cũng là thời gian nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.

  • Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) , kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động.

Báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Đối tượng của báo cáo hợp nhất?

Theo chuẩn mực kế toán số 25: “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” thì báo cáo tài chính hợp nhất được định nghĩa: là báo cáo tài chính của 1 tập đoàn bao gồm công ty mẹ và một hay nhiều công ty con, báo cáo tài chính này được hợp nhất từ báo cáo tài chính của toàn bộ các đơn vị trong tập đoàn nói trên và được trình bày như báo cáo tài chính của 1 doanh nghiệp.

  • ĐỐI TƯỢNG CỦA BÁO CÁO HỢP NHẤT?

Tất cả các doanh nghiệp được gọi là công ty mẹ đều phải lập, hợp nhất và trình bày báo cáo tài chính, ngoại trừ: công ty mẹ đồng thời là công ty con của 1 công ty mẹ khác do trong trường hợp này thì công ty mẹ (là trụ sở chính) đã lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất rồi.

(Hướng dẫn lập theo chuẩn Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Các nguyên tắc cần tuân thủ: Theo quy định tại Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện phân loại lại tài sản và nợ phải trả được xác định là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn. Do vậy, từ sổ chi tiết các tài khoản, kế toán cần phải tiến hành phân loại chi tiết theo nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính nêu trên.

  1. Nguyên tắc dồn tích
    Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo nguyên tắc kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan.
  2. Nguyên tắc hoạt động liên tục
    Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục.
  3. Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp
    Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính, các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục cùng tính chất. Theo nguyên tắc trọng yếu thông tin, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính chất trọng yếu.
  4. Nguyên tắc nhất quán
    Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:
    – Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại các việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện
    – Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.
  5. Nguyên tắc bù trừ
    – Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt; Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.- Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau (Bù trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí).+ Được bù trừ theo quy định tại một chuẩn mực kế toán khác+ Một số giao dịch ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp thì được bù trừ khi nhận giao dịch và trình bày báo cáo tài chính.
  6. Nguyên tắc có thể so sánh
    Theo nguyên tắc có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, trong các báo cáo tài chính sau: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải trình bày các số liệu trên cơ sở có thể so sánh giữa các kỳ báo cáo.

– Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

– Các chỉ tiêu không có số liệu, doanh nghiệp không phải trình bày trên Bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp được chủ động đánh lại số thứ tự nhưng không được thay đổi mã số của các chỉ tiêu báo cáo.

Các bước lập báo cáo tài chính

– Tập hợp chứng từ phát sinh trong năm tài chính, kiểm tra đối chiếu chứng từ tập hợp được với các báo cáo thuế đã kê khai theo định kỳ đã nộp cho cơ quan thuế (nội dung kê khai đúng hay sai, thiếu hóa đơn…)

– Do có sự thay đổi lớn về hệ thống tài khoản giữa thông tư 200/2014/TT-BTC với quyết định 15/2006/QĐ-BTC nên cần có sự chuyển đổi số dư theo hướng dẫn tại điều 126 của thông tư 200/2014/TT-BTC.

– Rà soát lại các bút toán hạch toán chứng từ theo từng hàng tháng theo quy định. Về doanh thu, lưu ý phân biệt rõ doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác. Về chi phí, phân biệt rõ và ghi chép đúng vào các khoản mục giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác.

– Phân loại tài sản và phân loại nợ phải trả theo đúng qui định: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn. Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn từ 12 tháng trở xuống được phân loại là ngắn hạn. Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.

– Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung về cơ sở lập và trình bày Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng; Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác.

– Căn cứ lập Báo cáo tài chính là các báo cáo tài chính kỳ trước (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính), sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản và các tài liệu kế toán chi tiết khác.

Hướng dẫn ghi các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính

+ Hướng dẫn ghi các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán

Hướng dẫn ghi chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán

+ Hướng dẫn ghi các chỉ tiêu trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh:

+ Hướng dẫn ghi các chỉ tiêu trên bảng lưu chuyển tiền tệ ( phương pháp trực tiếp):

Đi kèm bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh sẽ có 1 phụ lục đính kèm là thuyết minh báo cáo tài chính. Vậy thuyết minh báo cáo tài chính là gì, các cơ sở để lập thuyết minh báo cáo tài chính?

Bản thuyết minh báo cáo tài chính

là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của BCTC, dùng để phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của Báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.

– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài chính.

Nguyên tắc lập và trình bày Bản thuyết minh Báo cáo tài chính ?

Khi lập Báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và hướng dẫn tại Chế độ Báo cáo tài chính này.

– Khi lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (kể cả dạng đầy đủ và dạng tóm lược) doanh nghiệp phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ” và Thông tư hướng dẫn chuẩn mực.cách lập bản thuyết minh báo cáo tài chính

– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung dưới đây:

  • Các thông tin về cơ sở lập và trình bày Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
  • Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác (Các thông tin trọng yếu);
  • Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chínhý nghĩa phải được trình bày một cách có hệ thống. Doanh nghiệp được chủ động sắp xếp số thứ tự trong thuyết minh Báo cáo tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc thù của mình theo nguyên tắc mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.

Cơ sở để lập thuyết minh báo cáo tài chính?

– Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo;

– Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan;

– Căn cứ vào Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước;

– Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *