Chỉ thị 06/CT-UBND Thừa Thiên Huế 2019 về giải pháp phòng chống Dịch tả lợn châu Phi

Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), đến nay đã có 20 quốc gia xuất hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và đã có hơn 1,08 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy. Tại Trung Quốc, theo thông tin từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO), từ ngày 3/8/2018 đến ngày 17/02/2019, đã có 105 ổ Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại 25 tỉnh (trong đó có tỉnh Vân Nam và Quảng Đông gần biên giới với Việt Nam) và đã có hơn 950.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian vừa qua đã xuất hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại 2 hộ chăn nuôi tại 2 xã của tỉnh Hưng Yên và 6 hộ chăn nuôi tại 1 xã của tỉnh Thái Bình. Nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng, làm ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi trong thời gian tới là rất cao.

Thực hiện Công điện số 1194/CĐ-TTg ngày 12/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Chỉ thị số 8523/CT-BNN-TY ngày 01/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam. Để chủ động phòng và ngăn chặn xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; các cơ quan chuyên môn thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 20/11/2018 của UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh, Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 20/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

1. Kiện toàn Ban chỉ đạo chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản các cấp và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên để tổ chức phòng, chống dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại tuyến cơ sở.

2. Chủ động tổ chức giám sát, lấy mẫu đối với lợn có dấu hiệu bệnh, nghi bệnh tại cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, các sản phẩm thịt đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm bông, xúc xích,… và gửi xét nghiệm tại phòng thí nghiệm có thẩm quyền để xác định chính xác tác nhân gây bệnh; báo cáo kịp thời, đầy đủ thông tin, số liệu dịch bệnh động vật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *